Hệ thống thử nghiệm an toàn quang sinh học

Model: EN62471-C

Hãng sản xuất: LISUN – Trung Quốc

Hệ thống thử nghiệm an toàn quang sinh học EN62471-C
Hệ thống thử nghiệm an toàn quang sinh học EN62471-C

I. GIỚI THIỆU:

  • Hệ thống thử nghiệm an toàn quang sinh học EN62471-C phù hợp với tiêu chuẩn IEC62471-2006 (CIE S009) (An toàn về quang sinh học của bóng đèn và hệ thống các bóng đèn) và IEC TR62471-2 (2009) (Hướng dẫn về các yêu cầu chế tạo liên quan đến an toàn bức xạ quang không phải laze) chỉ ra các nguy hiểm đối với con người (chủ yếu là mắt và da), và hoàn toàn phù hợp để đánh giá mức độ an toàn của bức xạ quang không phải laze, chẳng hạn như các sản phẩm LED, bức xạ UV trong các sản phẩm chiếu sáng nói chung và v.v.
  • Ngoài ra nó cũng phù hợp với tiêu chuẩn IEC/EN 62471/CIE S009, IEC/TR 62778, GB/T 20145, IEC/IEC/EN 60598 Annex P, IEC/EN 60432, IEC/EN 60335, GB 7000.1 và 2009/125/EC
  • Được dùng để xác định nguy cơ tiếp xúc với bức xạ quang được quy định trong IEC 62471, bao gồm:
    1. Nguy cơ tiếp xúc tia UV (bức xạ có trọng số từ 200nm – 400nm) đối với da và mắt,
    2. Nguy cơ tiếp xúc tia UV gần (bức xạ từ 315nm – 400nm) đối với mắt,
    3. Nguy cơ tiếp xúc ánh sáng xanh (bức xạ có trọng số từ 300nm – 700nm),
    4. Nguy cơ tiếp xúc ánh sáng xanh (bức xạ có trọng số từ 300 – 700nm) – nguồn nhỏ,
    5. Nguy cơ tiếp xúc nhiệt (bức xạ có trọng số từ 380nm – 1400nm),
    6. Nguy cơ tiếp xúc nhiệt (bức xạ có trọng số từ 780 – 1400nm) – kích thích thị giác yếu,
    7. Nguy cơ tiếp xúc bức xạ hồng ngoại (bức xạ từ 780nm – 3000nm) đối với mắt,
    8. Nguy cơ tiêp xúc nhiệt (bức xạ từ 380nm – 3000nm) đối với da,

II. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT:

  • Dải bước sóng: 200 – 3000 nm
  • Hình dạng đo bức xạ: hệ quang học mô phỏng võng mạc của mắt người
  • Khẩu độ thu nhận:
    • Đường kính 7 mm khi đo độ bức xạ;
    • Đường kính 20 mm & 7 mm khi đo độ rọi
  • Dải FOV: 1,5mrad đến 110mrad
    • 1,7 mrad, 11 mrad, 100 /110 mrad theo thời gian phơi sáng của phép đo bức xạ;
    • 100 mrad, 1,4 rad và 6,28 rad đối với phép đo độ rọi
  • Khoảng cách đo: 200 mm đến 6,0 m với FOV và khẩu độ thu nhận không đổi
  • Độ phân giải hình ảnh: 1600 × 1200
  • Dải quét phơi sáng tối đa: 2pi-space,
  • Hiệu chuẩn: kết nối chuẩn với NIM
  • Các cảm biến: PMT / InGaAs / Si / PbS
  • Máy đo bức xạ hình ảnh: máy ảnh CCD 16 bit,
  • Tốc độ lấy mẫu của nguồn xung: 20 us đến 10 s
  • Độ chính xác đo bước sóng: 0,1nm (UV), 0,2nm (VIS), 0,4nm (IR)

III. CẤU HÌNH CUNG CẤP:

  • Máy đo quang phổ và phần mềm
    • Máy đo quang phổ EN62471-C: 200-3000nm
    • Cảm biến Cosine
    • Phần mềm đánh giá an toàn quang sinh học
  • Thiết bị đo bức xạ và vách ngăn
  • Ray quang học và phụ kiện
    • Bàn thử nghiệm có thể lập trình
    • Ray quang học có độ chính xác cao
    • Bệ cho ray quang học
    • Bàn di động gắn động cơ
    • Thiết bị đo góc quay 3-D
    • Màng chắn để loại bỏ ánh sáng lạc
    • Thiết bị căn chỉnh bằng Laser
    • 4 bộ đồ gá cho đèn thử nghiệm
  • Đèn chuẩn để hiệu chuẩn
    • Đèn chuẩn UV 200-400nm kèm theo chứng chỉ NIM
    • Đèn chuẩn VIS với chứng chỉ NIM 380-800nm kèm theo chứng chỉ NIM
    • Đèn chuẩn NIR hoặc IR kèm theo chứng chỉ NIM (800-1500nm hoặc 890-3000)
    • Nguồn hiệu chuẩn đèn UV kèm theo chứng chỉ NIM
  • Tủ đặt thiết bị thử nghiệm
    • Nguồn điện một chiều kỹ thuật số
    • Nguồn điện xoay chiều
    • Thiết bị đo công suất kỹ thuật số
    • Nguồn sáng chuẩn
    • Thiết bị đo bức xạ UV
    • Thiết bị đo độ rọi VIS
    • Tủ 19 inch

Số lần đọc: (300)

Leave a Reply

error: Content is protected !!